459/WTO/BC/Doanh nghiệp cảng biển Việt Nam trước WTO
459/WTO/BC/Doanh nghiệp cảng biển Việt Nam trước WTO, 52867, Minh Nhật, Văn Bản Mua Bán Nhanh
, 18/08/2006 09:10:00Số hiệu: 459/WTO/BC | Ngày ban hành: 18 tháng 08 năm 2006 |
Loại văn bản: Văn bản WTO | Người ký: Báo Lao động |
ĐƯỜNG VÀO WTO
LĐ số 227 Ngày 18.08.2006 Cập nhật: 07:59:22 - 18.08.2006
DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN VIỆT NAM TRƯỚC WTO:
Nguy cơ lép vế và thua thiệt
Thời gian trở thành thành viên WTO của Việt Nam càng gần thì nỗi lo hội nhập của các doanh nghiệp cảng càng lớn. Cảng biển Việt Nam đang thực sự yếu thế về vốn, nhân lực công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Phần lớn cảng biển Việt Nam hiện nhỏ bé, phân tán, năng lực và trình độ chuyên môn hạn chế, thị trường vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, trừ một số cảng lớn như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng.
Theo ông Vũ Khắc Từ - Giám đốc Cảng Quảng Ninh - hầu hết thiết bị xếp dỡ ở các cảng của ta chỉ ở mức trung bình của Châu Á và ASEAN.
Ông Từ cho biết thêm: "Các cảng ít có khả năng tự đầu tư mở rộng và đổi mới công nghệ, hệ thống bến bãi, dịch vụ hàng hải, đội xe vận tải chuyên nghiệp... nên công nghệ lạc hậu.
Trong khi đa phần thế giới sử dụng loại tàu có trọng tải từ 30.000 - 80.000DWT với xu thế vận tải container thế hệ thứ 3 trở lên mà các cảng biển của Việt Nam hiện nay chỉ tiếp nhận được các tàu từ thế hệ thứ 1 và thứ 2 vì vậy khả năng đón nhận các hãng tàu khi hội nhập của cụm cảng Đông Bắc là hạn chế.
Ông Lê Công Minh -TGĐ Cảng Sài Gòn lo ngại về khả năng cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều đối thủ "nặng ký". Được biết, các đại gia nước ngoài bắt đầu "tấn công" đầu tư cảng biển, nhất là cảng container với nguồn vốn hàng tỉ USD ở khu vực TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, đặt các doanh nghiệp cảng trong nước trước sự cạnh tranh sống còn.
Tuy nhiên, theo dự báo nguồn hàng vận tải biển tăng với tốc độ lớn trong những năm tới, các cảng sẽ không đến nỗi cung vượt quá cầu.
Song nếu chỉ cạnh tranh bằng biện pháp giảm giá dịch vụ như xu hướng hiện nay của các cảng Việt Nam thì về lâu dài tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không có lợi nhuận, giảm nguồn vốn tái đầu tư càng dẫn đến công nghệ lạc hậu, yếu kém. Do vậy, trước mắt, giải pháp tốt nhất đảm bảo sự phát triển của các cảng biển Việt Nam là bứt phá về công nghệ.
Ông Nguyễn Đăng Nghiêm- Giám đốc Tân Cảng Sài Gòn cho biết thiết bị xếp dỡ chuyên dùng cần vốn đầu tư rất lớn, bù lại hiệu quả cao, giảm đáng kể thời gian xếp dỡ, thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên bài toán vốn vẫn nan giải. Vì xếp dỡ các tàu container sức chở 2.000TEUS, chiều rộng 32,5m, phải mua thiết bị chuyên dùng từ 4 - 5 triệu USD/chiếc. Chưa kể khi đã có thiết bị, có hàng hoá thì khâu quản lý đặc biệt quan trọng và quyết định chất lượng dịch vụ.
Đức Trung
Link : https://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(329,164176)
459/WTO/BC/Doanh nghiệp cảng biển Việt Nam trước WTO - Văn bản pháp luật | Văn bản WTO