Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, 51363, Minh Nhật, Văn Bản Mua Bán Nhanh
, 27/06/2006 09:10:00Số hiệu: 26/2006/QĐ-BGDĐT | Ngày ban hành: 27 tháng 06 năm 2006 |
Loại văn bản: Quyết định | Người ký: Nguyễn Minh Hiển |
BỘ GIÁO DỤC VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2006/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày 05 tháng 3 năm 2006;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế và Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm:
1. Chương trình dạy tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học hoặc trung học cơ sở đang học tiếng Việt như một môn học trong hệ thống nhà trường của nước sở tại hoặc trong các lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức (sau đây gọi là Chương trình dành cho thanh, thiếu niên);
2. Chương trình dạy tiếng Việt dành cho những người có nhu cầu học tiếng Việt nhưng không có điều kiện học trong hệ thống các nhà trường hoặc lớp học nêu trên (sau đây gọi là Chương trình dành cho người lớn).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Chương trình ban hành kèm theo Quyết định này làm cơ sở cho việc biên soạn các tài liệu hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHƯƠNG TRÌNH
DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-BGDĐTngày 27 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài)
I. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình dạy tiếng Việt dành cho những người có nhu cầu học tiếng Việt nhưng không có điều kiện học trong hệ thống các nhà trường của nước sở tại hoặc lớp học do các hội đoàn Việt kiều tổ chức gọi là Chương trình dành cho người lớn hướng đến các đối tượng là người Việt (người lớn) ở nước ngoài, có nhu cầu học tiếng Việt để giao tiếp, sinh hoạt, buôn bán làm ăn hoặc chuẩn bị điều kiện để đi sâu nghiên cứu về Việt Nam.
Mục tiêu của Chương trình dành cho người lớn (sau đây gọi tắt là Chương trình):
1. Hình thành, phát triển các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Việt trong phạm vi gia đình, cộng đồng và công việc.
2. Cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa Việt Nam nhằm củng cố tình cảm hướng về cội nguồn.
II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chú trọng phát triển các kỹ năng giao tiếp
a) Về nội dung, chương trình tổ chức các bài học theo tinh thần rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua hệ thống chủ đề. Mỗi chủ đề gắn với một tình huống giao tiếp cụ thể để người học phát triển vốn từ và các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Mỗi loại bài luyện (luyện nghe, luyện nói, luyện đọc, luyện viết) đều nhằm phát triển những kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói, và giúp người học có kiến thức nhất định về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
b) Về phương pháp dạy học, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được dạy thông qua những tình huống giao tiếp cụ thể.
2. Nhấn mạnh nguyên tắc tích hợp
a) Kết hợp giữa yêu cầu cung cấp kiến thức tiếng Việt với các kiến thức về văn hóa Việt Nam và thế giới; giữa việc cung cấp kiến thức với rèn luyện kỹ năng; giữa các nội dung rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với nhau. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống chủ đề học tập trong chương trình.
b) Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nội dung học tập, rèn luyện ở các giai đoạn học tập và các bài học khác nhau theo nguyên tắc đồng tâm, trong đó kiến thức và kỹ năng của giai đoạn sau, bài học sau có liên quan đến kiến thức và kỹ năng của giai đoạn trước, bài học trước nhưng cao hơn và sâu hơn.
3. Quán triệt tính thực tiễn
Đối tượng thụ hưởng của chương trình rất đa dạng về trình độ, nhu cầu, điều kiện dạy học và sử dụng tiếng Việt. Chính vì vậy chương trình được thiết kế một cách mềm dẻo để thích hợp với sự đa dạng về đối tượng dạy học và điều kiện học tập. Tùy từng trường hợp cụ thể, người dạy và người học có thể quyết định bắt đầu từ trình độ nào, học cả 4 kỹ năng hay chỉ tập trung vào những kỹ năng còn yếu.
4. Sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giải thích trong giáo trình
Ngôn ngữ giải thích trong giáo trình là tiếng Việt vì người học thuộc nhiều quốc gia khác nhau, nói nhiều thứ tiếng khác nhau, không thể chọn bất kỳ một ngoại ngữ nào làm ngôn ngữ giải thích chung cho tất cả mọi người.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Để tạo điều kiện cho người học lựa chọn nội dung học tập phù hợp với trình độ tiếng Việt của mình, chương trình được thiết kế theo ba giai đoạn với sáu trình độ (A1, A2, B1, B2, C1, C2).
- Giai đoạn 1: trình độ A1, A2 - thực hiện được một số yêu cầu giao tiếp tối thiểu.
- Giai đoạn 2: trình độ B1, B2 - thực hiện được các giao tiếp thông thường.
- Giai đoạn 3: trình độ C1, C2 – giao tiếp tương đối vững vàng.
Với một cấu trúc như trên, thời lượng dành cho mỗi trình độ học 120 giờ. Tổng thời lượng thực hiện chương trình là 720 giờ.
IV. YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TỪNG TRÌNH ĐỘ
1. Trình độ A1
1.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu được những câu đơn giản trong một số tình huống giao tiếp thông thường, hiểu ý chính của mẩu tin, mẩu chuyện được nghe.
- Biết sử dụng một số nghi thức giao tiếp: chào hỏi, làm quen, cảm ơn, xin lỗi; biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình; trả lời được câu hỏi về nội dung mẩu tin, mẩu chuyện đã nghe.
- Đọc được đoạn hội thoại, đoạn văn khoảng 100 từ; hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu, đoạn.
- Viết được bài chính tả khoảng 50 từ; viết được đoạn văn khoảng 50 từ có nội dung phù hợp với chủ đề đã học.
1.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Nhớ được bảng chữ cái tiếng Việt, nhớ được hệ thống thanh điệu tiếng Việt và cách phát âm những từ được học.
- Nắm được khoảng 600 từ theo các chủ đề được học.
- Có hiểu biết sơ giản về loại từ ("cái", "con"), về sự không biến hình của từ và trật tự từ tiếng Việt.
- Có hiểu biết sơ giản về một số kiểu câu đơn cơ bản và câu hỏi với một số đại từ nghi vấn thường gặp; nắm được cách hỏi và trả lời về thời gian: giờ, ngày, tháng, năm.
- Nhớ và sử dụng được số đếm, số thứ tự.
b) Kiến thức văn hóa:
- Có hiểu biết về một số cách xưng hô cơ bản của người Việt; nắm được những đặc trưng văn hóa trong cách chào hỏi, làm quen, xin lỗi, cảm ơn của người Việt.
- Có một số hiểu biết về gia đình người Việt Nam, món ăn Việt Nam.
2. Trình độ A2
2.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu ý kiến của người đối thoại trong một số tình huống giao tiếp mở rộng hơn; hiểu nội dung mẩu tin, mẩu chuyện được nghe.
- Đặt được câu hỏi về những nội dung gắn với chủ đề được học; thuật lại, kể lại được mẩu tin, mẩu chuyện đã nghe, đã đọc; biết sử dụng các nghi thức giao tiếp: mời, nhờ, đề nghị, đồng ý, không đồng ý; biết giới thiệu về bản thân, gia đình, công việc, bạn bè.
- Đọc - hiểu bài hội thoại, bài văn khoảng 150 từ, hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu, đoạn, bài.
- Viết được bài chính tả khoảng 70 từ; biết điền thông tin cá nhân vào những mẫu đơn; viết được đoạn văn khoảng 80 từ về chủ đề được học.
2.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Củng cố vốn từ đã học ở trình độ A1 và nắm thêm được 400 từ mới theo các chủ đề.
- Sử dụng được các loại từ "quyển", "bức", "tấm", "tờ" và một số mẫu câu ghép đơn giản.
b) Kiến thức văn hóa:
- Có hiểu biết nhất định về giao tiếp trong gia đình, cộng đồng người Việt.
- Nắm được đôi nét sơ lược về địa lý Việt Nam, về thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, về âm nhạc và thể thao.
3. Trình độ B1
3.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu ý kiến trao đổi của người đối thoại trong một số tình huống giao tiếp phong phú hơn; hiểu bản tin, câu chuyện, bài văn thuyết minh đơn giản được nghe; bước đầu biết ghi lại ý chính của văn bản tự sự khi nghe.
- Biết trao đổi về những nội dung được học; thuật lại được ý chính của bản tin, bài thuyết minh; kể lại được nội dung chính những câu chuyện đã nghe, đã đọc, những sự việc đơn giản đã chứng kiến, tham gia; biết nói theo những nội dung gắn với chủ đề học tập.
- Đọc được tương đối trôi chảy bài hội thoại, bài văn khoảng 200 từ; hiểu từ ngữ trong bài, nội dung đoạn, bài.
- Viết được bài chính tả khoảng 80 từ; biết viết tin nhắn, bưu thiếp, viết thư thăm hỏi đơn giản; viết được đoạn văn tự sự, thuyết minh đơn giản khoảng 100 từ theo chủ đề đã học.
3.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Củng cố vốn từ đã học ở trình độ A2 và nắm thêm được 300 từ mới theo các chủ đề.
- Biết cách mở rộng các thành phần câu bằng từ ngữ phụ thuộc; nắm được các phương thức biểu thị không gian và thời gian; biết cách sử dụng một số loại câu ghép liên hợp, các câu hỏi về thời gian, không gian, trạng thái và tính chất.
- Nắm được một số mẫu câu liên quan đến cách hỏi đường, hỏi về các phương tiện giao thông.
b) Kiến thức văn hóa:
- Nắm được nghi thức giao tiếp công sở.
- Có hiểu biết sơ bộ về phong tục, tập quán của người Việt, bổ sung thêm một số kiến thức về âm nhạc, thể thao Việt Nam và thế giới.
4. Trình độ B2
4.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu ý kiến người đối thoại về nội dung những bài học liên quan đến di sản văn hóa Việt Nam và thế giới; hiểu được những đối thoại ngắn qua điện thoại và những thông tin đơn giản trên các phương tiện thông tin đại chúng; hiểu bản tin, câu chuyện, bài văn thuyết minh gắn với chủ đề được học; ghi lại được ý chính của văn bản tự sự đã nghe.
- Có khả năng trao đổi tương đối lâu về những vấn đề được học; thuật lại, kể lại khá mạch lạc những tin tức, bài viết, câu chuyện đã nghe, đã đọc, những sự việc đơn giản đã chứng kiến; biết nói theo những nội dung gắn với chủ đề học tập.
- Đọc khá trôi chảy bài hội thoại, bài văn thuyết minh, mẩu chuyện khoảng 250 từ; hiểu từ ngữ trong bài, hiểu nội dung đoạn, bài.
- Viết được bài chính tả khoảng 90 từ, biết viết thư ngắn trao đổi tin tức; viết đơn; viết đoạn văn, bài văn thuật việc, kể chuyện; viết bài giới thiệu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với độ dài khoảng 120 từ.
4.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Củng cố vốn từ đã học ở trình độ B1 và nắm thêm được 250 từ mới theo các chủ đề.
- Nắm đước một số phương thức danh từ hóa, câu hỏi có từ để hỏi ở cuối câu, nắm thêm một số mẫu câu ghép phụ thuộc.
- Nắm được một số mẫu câu liên quan đến những giao dịch ở bưu điện (gửi thư, gọi điện,…), ngân hàng (đổi tiền, chuyển tiền, mở tài khoản,…), bệnh viện (khám bệnh, mua thuốc,…).
b) Kiến thức văn hóa:
- Có sự hiểu biết nhất định về các nghi thức giao tiếp xã hội.
- Nắm được nội dung chủ yếu của một số truyện cổ tích, truyện cười, nắm được nội dung một số bài về di sản văn hóa Việt Nam và thế giới.
5. Trình độ C1
5.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu ý kiến người đối thoại về những vấn đề có tính xã hội rộng lớn hơn; hiểu nội dung tin tức, câu chuyện, bài thuyết minh khoảng 150 từ; ghi lại được ý chính của văn bản tự sự, thuyết minh khi nghe.
- Tham gia tích cực cuộc trao đổi về các đề tài được học; nêu được tương đối rõ ràng ý kiến cá nhân; kể lại, thuật lại được ý chính những văn bản tự sự, thuyết minh đã nghe, đã đọc, những sự việc đơn giản đã chứng kiến, tham gia; biết giới thiệu ngắn về các nhà văn, danh nhân văn hóa Việt Nam.
- Đọc khá thành thạo và hiểu các bài hội thoại, bản tin, bài thuyết minh, bài viết có độ dài khoảng 300 từ về các nhà văn, các danh nhân văn hóa.
- Viết tương đối tốt bài chính tả khoảng 100 từ; viết bức thư ngắn trao đổi công việc; viết đơn, viết báo cáo đơn giản; viết được đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh khoảng 150 từ về các chủ đề đang học.
5.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Củng cố vốn từ đã học ở trình độ B2 và nắm thêm được 200 từ mới theo các chủ đề.
- Nắm được các phương thức biểu cảm cơ bản trong câu tiếng Việt.
- Nắm được hệ thống câu ghép liên hợp, phụ thuộc và một số loại câu hỏi đặc thù của tiếng Việt.
- Nắm được đặc trưng của câu có các thành phần cơ bản là một mệnh đề.
b) Kiến thức văn hóa:
- Có hiểu biết nhất định về một số nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
- Nắm được nội dung chủ yếu của một số bài về các danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới.
- Nắm được đôi nét về giáo dục ở Việt Nam.
6. Trình độ C2
6.1. Về kỹ năng
- Nghe - hiểu tương đối tốt ý kiến của người đối thoại về các vấn đề kinh tế - xã hội rộng rãi; hiểu được nội dung tin tức, câu chuyện, bài thuyết minh, bài thường thức khoa học với độ dài khoảng 200 từ; nghe và ghi lại được nội dung các văn bản tự sự, thuyết minh.
- Tổ chức được các cuộc trao đổi có tính chính thức; phát biểu khá mạch lạc ý kiến cá nhân; kể lại, thuật lại được nội dung của những văn bản đã nghe, những sự việc đã chứng kiến, tham gia; giới thiệu được vài nét về văn hóa các dân tộc thiểu số, văn hóa - nghệ thuật Việt Nam.
- Đọc khá thành thạo và hiểu nội dung các bài hội thoại, bản tin, văn bản thường thức khoa học, các trích đoạn văn học khoảng 350 từ.
- Viết khá thành thạo bài chính tả khoảng 120 từ; viết được thư trao đổi công việc; viết báo cáo; viết bài văn về các chủ đề đã học với độ dài khoảng 200 từ.
6.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Củng cố vốn từ đã học ở trình độ C1 và nắm thêm được 150 từ mới theo các chủ đề.
- Nắm và sử dụng được hệ thống các trợ từ, có kiến thức về các hiện tượng danh từ hóa, động từ hóa, nắm được cấu trúc cụm động từ, cụm tính từ phức tạp.
- Có kiến thức cơ bản về đặc trưng cấu trúc và ngữ nghĩa một văn bản hoàn chỉnh.
- Nắm được các nghi thức giao tiếp mang tính khoa học chuyên ngành, chuyên môn.
b) Kiến thức văn hóa:
- Có được những hiểu biết nhất định về văn hóa một số dân tộc thiểu số, về một số môn nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam.
- Nắm được nội dung chính của một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.
- Biết được đôi nét về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam và một số vấn đề mang tính toàn cầu.
V. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG TRÌNH ĐỘ
1. Trình độ A1
1.1. Về kỹ năng
Nghe
- Phân biệt các thanh điệu tiếng Việt.
- Nghe hỏi về nội dung bài học.
- Nghe những câu đơn giản (câu hỏi, câu trả lời, yêu cầu, đề nghị) của người đối thoại trong một số tình huống giao tiếp thông thường.
- Nghe mẩu tin, mẩu chuyện.
- Nghe - viết bài chính tả khoảng 50 từ.
Nói
- Phát âm các từ ngữ trong bài đọc.
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài, nội dung mẩu tin, mẩu chuyện đã nghe.
- Sử dụng nghi thức lời nói: chào hỏi, làm quen, cảm ơn, xin lỗi.
- Hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản về bản thân, gia đình, về thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), về các mùa trong năm.
Đọc
- Đọc thành tiếng, đọc thầm từ, câu, chuỗi câu, đoạn hội thoại, đoạn văn đã học.
- Tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu, chuỗi câu, đoạn văn.
Viết
- Viết chính tả đoạn văn ngắn (nghe - viết).
- Viết câu chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi.
- Viết câu trả lời, viết chuỗi câu chứa các từ đã học.
- Viết đoạn văn khoảng 50 từ về bản thân, gia đình, thời gian.
1.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Bảng chữ cái tiếng Việt.
- Hệ thống thanh điệu tiếng Việt.
- Số đếm, số thứ tự.
- Từ xưng hô thông thường.
- Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), các mùa trong năm.
- Loại từ "cái" và "con".
- Một số kiểu câu đơn cơ bản: Câu có hệ từ "là", câu biểu thị hành động, trạng thái.
- Các từ nghi vấn thường gặp (Ai? Cái gì? Con gì? Ở đâu? Như thế nào?).
b) Kiến thức văn hóa:
- Cách xưng hô của người Việt.
- Một số nghi thức giao tiếp: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi.
- Gia đình Việt Nam.
- Một số món ăn Việt Nam.
- Ảnh minh họa một số đồ vật, con vật và một số món ăn tiêu biểu.
2. Trình độ A2
2.1. Về kỹ năng
Nghe
- Nghe hỏi về nội dung bài học.
- Nghe ý kiến trao đổi về những đề tài gần gũi (gia đình, bạn bè, công việc, mua bán).
- Nghe mẩu tin, mẩu chuyện.
- Nghe - viết bài chính tả khoảng 70 từ.
Nói
- Đặt và trả lời câu hỏi về nội dung bài học, về những đề tài gần gũi.
- Thuật lại, kể lại nội dung bản tin, mẩu chuyện đã nghe, đã đọc.
- Sử dụng nghi thức lời nói: mời, nhờ, đề nghị, đồng ý, không đồng ý.
- Giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè, công việc.
Đọc
- Đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn hội thoại, đoạn văn, bài văn về gia đình, bạn bè, công việc, mua bán.
- Tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu, đoạn, bài.
Viết
- Viết chính tả đoạn văn (nghe – viêt.
- Điền thông tin cá nhân vào những mẫu đơn (điện báo, tờ khai visa, tờ khai xuất nhập cảnh).
- Viết câu mời, nhờ, đề nghị, đồng ý, không đồng ý.
- Viết đoạn văn khoảng 80 từ giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè, công việc.
2.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Vốn từ ngữ cơ bản thuộc các chủ đề sinh hoạt gia đình, địa lý, âm nhạc, thể thao.
- Một số kiểu câu ghép đơn giản.
- Các mẫu câu khẳng định, phủ định và cầu khiến.
- Giới từ chỉ không gian và thời gian.
- Các loại từ "quyển", "bức", "tấm", "tờ".
- Một số mẫu đơn thông dụng.
b) Kiến thức văn hóa:
- Sơ lược về địa lý Việt Nam, về Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Một số kiến thức về âm nhạc và thể thao.
- Ảnh minh họa: Bản đồ Việt Nam, một số ảnh về Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
3. Trình độ B1
3.1. Về kỹ năng
Nghe
- Nghe ý kiến trao đổi về nội dung bài học, về những chủ đề như mua bán, sở thích, âm nhạc, thể thao, giao thông, du lịch.
- Nghe bản tin, mẩu chuyện, câu chuyện, bài thuyết minh đơn giản.
- Ghi lại ý chính của văn bản tự sự đã nghe.
- Nghe - viết bài chính tả khoảng 80 từ.
Nói
- Đặt và trả lời câu hỏi về bài học; trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân về những vấn đề đã nêu.
- Thuật lại ý chính của bản tin, bài văn thuyết minh.
- Kể lại mẩu chuyện, câu chuyện đã nghe, đã đọc và những sự việc đơn giản đã chứng kiến, tham gia gắn với chủ đề học tập.
- Giới thiệu về bản thân (sở thích, hứng thú); nói được về giao thông, tin tức thể thao, mua bán.
Đọc
- Đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn hội thoại, đoạn văn, bài văn về mua bán, giao thông, âm nhạc, thể thao, du lịch.
- Tìm hiểu nghĩa của từ ngữ, nội dung của câu, đoạn, bài.
Viết
- Viết chính tả (nghe - viết).
- Viết tin nhắn, bưu thiếp, thư thăm hỏi đơn giản.
- Viết đoạn văn, bài văn khoảng 100 từ có nội dung phù hợp với chủ đề đã học.
3.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Vốn từ ngữ cơ bản thuộc các lĩnh vực sở thích, mua bán, đi lại, vui chơi giải trí.
- Các phương thức biểu thị không gian và thời gian.
- Các câu hỏi về không gian, thời gian, trạng thái, tính chất.
- Mở rộng các thành phần câu bằng từ ngữ phụ thuộc.
- Câu ghép chính phụ, liên hợp.
b) Kiến thức văn hóa:
- Một số hoạt động vui chơi giải trí, du lịch.
- Một số phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Mẫu bưu thiếp, thư từ.
- Ảnh minh họa: Giao thông, một số điểm vui chơi giải trí, du lịch.
4. Trình độ B2
4.1. Về kỹ năng
Nghe
- Nghe ý kiến trao đổi về nội dung bài học, về các chủ đề: văn hóa dân gian Việt Nam, di sản văn hóa Việt Nam và thế giới.
- Nghe đọc, nghe qua phương tiện thông tin đại chúng bản tin (dự báo thời tiết, tin tức văn hóa – xã hội); nghe điện thoại; nghe văn bản thuyết minh, mẩu chuyện, câu chuyện.
- Ghi lại ý chính của văn bản tự sự đã nghe.
- Nghe - viết bài chính tả khoảng 90 từ.
Nói
- Trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân về nội dung bài học, về những vấn đề đã nêu.
- Thuật lại, kể lại tin tức, câu chuyện, bài viết được nghe, được đọc.
- Kể lại những sự việc đơn giản đã chứng kiến, tham gia.
- Giới thiệu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Đọc
- Đọc thành tiếng, đọc thầm bài hội thoại, bài viết về văn hóa dân gian Việt Nam, di sản văn hóa Việt Nam và thế giới.
- Tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung văn bản đã đọc.
Viết
- Viết chính tả (nghe - viết).
- Viết đơn.
- Viế thư ngắn thăm hỏi, trao đổi tin tức.
- Viết đoạn văn, bài văn ngắn thuật việc, kể chuyện.
- Viết đoạn văn, bài thuyết minh khoảng 120 từ có nội dung phù hợp với chủ đề được học.
4.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Vốn từ cơ bản liên quan đến văn hóa và những từ được dùng trong một số dịch vụ (bưu điện, ngân hàng, khám chữa bệnh).
- Một số phương thức danh từ hóa.
- Động từ chỉ trạng thái tâm lý, trạng thái sinh lý.
- Câu ghép phụ thuộc, câu có định ngữ là một mệnh đề.
- Câu hỏi có từ để hỏi ở cuối câu.
- Câu trực tiếp và câu gián tiếp.
b) Kiến thức văn hóa:
- Văn hóa trong cách nói chuyện điện thoại.
- Văn hóa dân gian Việt Nam (truyện cổ tích, truyện cười).
- Di sản văn hóa Việt Nam và thế giới.
- Ảnh minh họa: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, tháp Chăm,…
5. Trình độ C1
5.1. Về kỹ năng
Nghe
- Nghe ý kiến trao đổi về nội dung của bài học, về một số vấn đề thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội Việt Nam, nhà văn Việt Nam, danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới.
- Nghe tin tức, mẩu chuyện, câu chuyện, bài thuyết minh về các chủ đề nêu trên.
- Ghi lại ý chính của văn bản đã nghe.
- Nghe - viết bài chính tả khoảng 100 từ.
Nói
- Trao đổi ý kiến về nội dung của bài học, về các đề tài văn hóa, kinh tế, xã hội đã nêu.
- Thuật lại, kể lại câu chuyện, tin tức, bài viết về các nhà văn, danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới đã nghe, đã đọc.
- Kể lại sự việc được chứng kiến, tham gia.
- Giới thiệu nhà văn Việt Nam, danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới.
Đọc
- Đọc thành tiếng, đọc thầm bài hội thoại, bài viết về văn hóa, kinh tế, xã hội Việt Nam, về các nhà văn và danh nhân văn hóa.
- Tìm hiểu từ ngữ, nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
Viết
- Viết chính tả (nghe - viết).
- Viết báo cáo đơn giản.
- Viết thư trao đổi công việc.
- Viết đoạn văn, bài văn ngắn thuật việc, kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến, tham gia.
- Viết đoạn văn, bài văn khoảng 150 từ giới thiệu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, về các nhà văn hoặc danh nhân văn hóa của Việt Nam hoặc nước sở tại.
5.2. Về kiến thức
a) Kiến thức tiếng Việt:
- Vốn từ cơ bản tối thiểu thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
- Câu có chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ là một mệnh đề.
- Hệ thống câu ghép liên hợp, phụ thuộc.
- Một số loại câu hỏi đặc thù của tiếng Việt.
- Cách tổ chức đoạn văn, mẫu một bài văn trần thuật.
b) Kiến thức văn hóa:
- Danh nhân văn hóa Việt Nam (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…) và thế giới (Victor Hugo, MarTwain, Hemingway,…).
- Trích đoạn một số bài viết về các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.
- Sơ lược về tình hình giáo dục ở Việt Nam.
- Ảnh minh họa: ảnh Nguyễn Du, ảnh một số danh nhân văn hóa thế giới.
6. Trình độ C2
6.1. Về kỹ năng
Nghe
- Nghe ý kiến trao đổi về các chủ đề kinh tế - xã hội Việt Nam, văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học - nghệ thuật Việt Nam.
- Nghe qua đĩa, băng cát xét những tin tức, câu chuyện, bài thuyết minh, bài thường th
Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành - Văn bản pháp luật | Quyết định
Các bài viết liên quan đến Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Quyết định
- 18/09/2020 Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND: Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên... 1659
- 04/07/2020 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg: Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công... 2212
- 04/07/2020 Quyết định số 155/QĐ-BTC về danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu phục vụ phòng,... 2039
- 27/06/2006 Quyết định 63/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp... 776
- 27/06/2006 Quyết định 1126/QĐ/UBTDTT năm 2006 ban hành Luật Karate-do do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban... 680
- 27/06/2006 Quyết định 107/2006/QĐ-UB về việc chuyển đổi Công ty Khảo sát và Đo đạc Hà Nội thuộc Sở... 694
Tin mới nhất Quyết định
Tin xem nhiều nhất Quyết định
Quyết định 26/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành Chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Tại Quyết định của trang Văn Bản Mua Bán Nhanh, 04/06/2023 13:56:11
Từ khóa tìm kiếm liên quan Nguyễn Minh Hiển
Tin nổi bật Quyết định